Tran social8
Thứ 5, 01-12-2022 06:06
Brand Strategy là gì? Cách xây dựng chiến lược thương hiệu hiệu quả

Qua bài viết này Social8.asia xin chia sẻ với các bạn thông tin và kiến thức về Brand strategy là gì mới nhất hiện nay được bình chọn bởi người dùng

Các chuyên gia Marketing xác định: thương hiệu chính là giá trị cốt lõi, là tài sản bền vững nhất của doanh nghiệp, có giá trị tồn tại lâu hơn mọi sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Đặc biệt trong thời đại công nghệ số phát triển như vũ bão, những chiến dịch truyền thông liên tục xuất hiện, nếu doanh nghiệp không xác định và tập trung nguồn lực vào những mục tiêu chiến lược, thương hiệu sẽ không có nét riêng và khó có chỗ đứng trên thị trường. Việc có Branding Strategy (Chiến lược thương hiệu) đúng hướng sẽ là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp phát triển sau này. Hãy cùng GET IT UP đi sâu vào tìm hiểu khái niệm Brand Strategy và cách để xác định, xây dựng chiến lược thương hiệu qua bài viết này!

Khái niệm Brand Strategy (Chiến lược thương hiệu)

Chiến lược thương hiệu

Theo định nghĩa, Brand Strategy hay còn gọi là chiến lược thương hiệu là một kế hoạch dài hạn được xác định trước giữa các bộ phận để một thương hiệu đạt được các mục tiêu cụ thể. Một chiến lược thương hiệu thành công phải được lên kế hoạch và triển khai theo đúng lộ trình trên tất cả chức năng kinh doanh, với khả năng cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng, nâng cao lợi thế cạnh tranh và hiệu quả tài chính.

Brand Strategy là gì?

Mặc dù việc xây dựng chiến lược thương hiệu có vẻ dễ dàng trên mặt lý thuyết, nhưng việc tạo ra một chiến lược thương hiệu chiến thắng trái tim người tiêu dùng có thể khó khăn hơn so với những gì doanh nghiệp nghĩ – đặc biệt là trong thị trường cạnh tranh cao như thời điểm hiện tại

Quy trình 5 bước xây dựng Brand Strategy (chiến lược thương hiệu)

Bài viết đang được quan tâm: Xây dựng chiến lược truyền thông

Có nhiều tranh cãi về việc một doanh nghiệp nên bắt đầu xây dựng chiến lược thương hiệu như thế nào. Một số chiến lược thương hiệu sẽ phát triển tự nhiên theo thời gian, một số được thuê ngoài tại các agency và một số chiến lược khác đã được đội ngũ của doanh nghiệp xác định ở giai đoạn kinh doanh đầu tiên. Nhìn chung, cách tiếp cận chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp nên tuân thủ quy trình 5 bước sau đây để lộ trình phát triển không đi lệch hướng.

1. Xác định mục tiêu thương hiệu

Xác định Mục Tiêu Thương Hiệu

Xác định mục tiêu thương hiệu

Bước đầu tiên để xây dựng một chiến lược thương hiệu thành công là tìm kiếm linh hồn – Tìm kiếm mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp bạn. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Mặc dù hiệu quả tài chính luôn là mục tiêu hướng đến cuối cùng của doanh nghiệp, nhưng trọng tâm của chiến lược thương hiệu phải nhắm đến giá trị mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng.

Trong giai đoạn này, hãy trả lời một số câu hỏi: “Làm thế nào để giúp khách hàng của doanh nghiệp giải quyết vấn đề?” và “Khách hàng sẽ yêu thích điểm gì về sản phẩm của doanh nghiệp?”. Câu trả lời của những câu hỏi này sẽ là nền tảng để chiến lược thương hiệu đi đúng hướng và xây dựng văn hoá công ty.

2. Tìm hiểu thị trường

Một điều quan trọng không kém việc xác định mục tiêu của thương hiệu chính là hiểu bối cảnh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Không có doanh nghiệp nào tồn tại riêng lẻ mà không có đối thủ cạnh tranh. Cho dù những đối thủ này cạnh tranh trực tiếp hay gián tiếp trong việc thu hút sự chú ý của người tiêu dùng thì doanh nghiệp bạn vẫn phải tìm hiểu và đánh giá chi tiết về họ. Khi biết được cách các đối thủ cạnh tranh hành động, lên kế hoạch và triển khai xây dựng thương hiệu, doanh nghiệp bạn có thể rút kinh nghiệm và xây dựng nên một chiến lược thương hiệu hiệu quả hơn trong thực tiễn.

3. Đặt mục tiêu SMART

Bài viết đang được quan tâm: Lựa Chọn Blog Platform – Nền Tảng Phần Mềm Blog Tốt Nhất

Đặt Mục Tiêu Smart

Đặt mục tiêu SMART

SMART là tên viết tắt của các chữ đầu 5 bước:

  • Specific: Cụ thể, dễ hiểu
  • Measurable: Đo lường được
  • Attainable: Tính khả thi
  • Relevant: Tính tương thích
  • Time based: Khung thời gian

SMART được đặt ra dựa trên những mục tiêu mà doanh nghiệp đã xây dựng trước đó. Nó giúp đảm bảo những mục tiêu đã đặt ra trước đây sẽ phù hợp với cả doanh nghiệp và thị trường. Xây dựng mục tiêu phải bao gồm các lĩnh vực chiến lược quan trọng, đảm bảo liên quan đến nhận thức về thương hiệu, phạm vi tiếp cận, mức độ tiếp cận…

4. Lập kế hoạch chiến lược thương hiệu

Lập Kế Hoạch Chiến Lược Thương Hiệu

Bài viết đang được quan tâm: Khái niệm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm – Tài liệu text – 123doc

Lập kế hoạch chiến lược thương hiệu

Khi doanh nghiệp đã xác định được mục tiêu cụ thể, việc tiếp theo cần làm là vạch ra kế hoạch chi tiết để đạt được mục tiêu đó. Đây là giai đoạn chiếm phần lớn chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp. Kế hoạch chiến lược thương hiệu sẽ bao gồm các kế hoạch đầu tư và hành động để đạt được những mục tiêu SMART đã nêu ở phía trên. Kế hoạch chiến lược phải đủ bao quát để thực hiện linh hoạt khi mở rộng hoạt động kinh doanh, nhưng cũng phải đủ chi tiết để tạo thành một bản sắc thương hiệu ấn tượng. Những khía cạnh cần được đưa vào chiến lược thương hiệu của bạn bao gồm:

  • Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi tạo nên văn hóa văn hoá
  • Hướng dẫn về thông điệp và hình ảnh thương hiệu để đảm bảo tính đồng bộ
  • Quy trình hoạt động và chính sách của các bộ phận nhằm nâng cao giá trị thương hiệu
  • Kế hoạch đầu tư cho việc mở rộng và phân phối trong tương lai

5. Kiểm tra, điều chỉnh và phát triển

Mỗi chiến lược là duy nhất và xuyên suốt, nhưng có một điểm khác biệt quan trọng cần xác định rõ là sự khác biệt giữa chiến lược và chiến thuật. Chiến lược là nguyên tắc chỉ đạo để đưa ra các quyết định đúng đắn, còn chiến thuật là những cách thức chính xác khi thực hiện chiến lược.

Bên cạnh đó, điều quan trọng cần nhớ là chiến lược thương hiệu không bao giờ được cố định, luôn thay đổi tùy thuộc vào thời thế. Có hai câu hỏi chính cần được hỏi và kiểm tra thường xuyên:

  • Các chiến thuật đang sử dụng có phù hợp nhất với chiến lược thương hiệu và mục tiêu SMART của chúng ta không?
  • Chiến lược thương hiệu của chúng ta có còn phù hợp và hiệu quả trong bối cảnh thị trường hiện tại không?

Nếu câu trả lời cho những câu hỏi này là “Không” thì đã đến lúc phải điều chỉnh chiến lược của bạn. Để làm được điều này, bạn sẽ cần xác định khía cạnh nào của chiến lược (hoặc chiến thuật) không phù hợp và tìm hiểu lý do vì sao không phù hợp. Những yếu tố quyết định sự phù hợp của chiến lược gồm: khách hàng, nhân viên, lãnh đạo và đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi đã thu thập đầy đủ dữ liệu, bước tiếp theo doanh nghiệp cần phải tìm kiếm sự lựa chọn thay thế, đánh giá giá trị của từng phương án và cuối cùng là đưa ra quyết định các thay đổi chiến lược thương hiệu

Qua bài viết này, GET IT UP đã cung cấp những thông tin cụ thể về Brand Strategy (chiến lược thương hiệu) và cách xây dựng chiến lược thương hiệu sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ ứng dụng được những kiến thức này trong quá trình xây dựng thương hiệu.

RSS
Follow by Email
Facebook
Twitter